Đồng chí Hoàng Nam, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh, Trưởng đoàn - chủ trì hội nghị giám sát tại Sở Công Thương.
Tại các buổi làm việc, Lãnh đạo Sở Công Thương, Lãnh đạo UBND thành phố Phủ Lý và UBND huyện Lý Nhân báo cáo việc chấp hành pháp luật trong công tác xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực thương mại trên địa bàn; thành viên trong Đoàn giám sát phát biểu trao đổi và đề nghị làm rõ thêm những vấn đề có liên quan. Theo báo cáo của Sở Công Thương và UBND các huyện, thành phố đều cho rằng: Các đơn vị đã chủ động, kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực thương mại; Thực hiện tốt công tác tuyên truyên phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính liên quan đến lĩnh vực thương mại, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng; Việc thực hiện các thủ tục trong xử phạt vi phạm hành chính của đơn vị được tuân thủ triệt để theo đúng pháp luật của Nhà nước và quy trình nghiệp vụ của ngành; Việc thiết lập hồ sơ vụ việc của đơn vị đúng, đủ các mẫu ấn chỉ theo quy định tại thông tư số 26/2013/TT-BCT ngày 30/10/2013 của Bộ Công Thương; Số tiền xử phạt đều được nộp vào kho bạc nhà nước; không có trường hợp nào bị đơn thư khiếu kiện về quyết định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực thương mại… Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn gặp một số khó khăn về xác định hàng giả, hàng kém chất lượng như rượu ngoại, phân bón, thuốc trừ sâu, thóc giống.…; kiểm soát giá của một số mặt hàng như thuốc chữa bệnh, giá cước vận chuyển hàng hóa….
Đồng chí Lê Nguyên Ngọc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Phủ Lý báo cáo với Đoàn giám sát
Đồng chí Ngụy Thị Tuyết Lan, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân báo cáo với Đoàn Giám sát.
Kết thúc các buổi làm việc, đồng chí Hoàng Nam, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh phát biểu ghi nhận những kết quả đạt được; tiếp thu những ý kiến, kiến nghị và đề nghị lãnh đạo Sở Công Thương; lãnh đạo UBND thành phố và UBND huyện Lý Nhân cần quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung chính trong thời gian tới như: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng để họ hiểu và chấp hành đúng quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại dịch vụ; Mở hòm thư tố giác gian lận thương mại; Việc lưu giữ hồ sơ xử lý vi phạm hành chính; Tăng cường thủ tục hành chính trong ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành; Tăng cường sự phối kết hợp kiểm tra liên ngành giữa các cơ quan có liên quan... Thông qua công tác kiểm tra xử lý vi phạm hành chính nhằm góp phần ổn định thị trường, tạo dựng một môi trường kinh doanh thông thoáng, cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và tiêu dùng trong công tác phòng ngừa đấu tranh chống buôn lậu, hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh trái phép khác; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh.