Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và Dự án Luật Giao dịch điện tử (s...

Tin tức, sự kiện Đoàn ĐBQH tỉnh  
Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và Dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

         Sáng ngày 02/11/2022, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và Dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam tham gia thảo luận tại tổ số 9 cùng các Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lạng Sơn, Thừa Thiên Huế, Phú Thọ.

toan canh 2.11.png

Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Nam, Lạng Sơn, Thừa Thiên Huế, Phú Thọ thảo luận tại tổ

         Phát biểu đóng góp ý kiến đối với dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) tại tổ, đại biểu Phạm Hùng Thắng, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam cho rằng: Qua gần 12 năm thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã góp phần thay đổi mạnh mẽ, tạo cơ sở pháp lý để tiếp tục thúc đẩy công tác Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của đời sống kinh tế, xã hội trong nước và tác động của hội nhập quốc tế, nhiều nội dung của Luật đã bộc lộ không ít bất cập, việc tổ chức thực hiện Luật cũng còn có những hạn chế nhất định. Việc sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là cần thiết nhằm vừa khắc phục những bất cập của Luật hiện hành, đồng thời xử lý những mâu thuẫn, chồng chéo của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với các luật được Quốc hội ban hành từ năm 2011 đến nay nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

         Qua nghiên nghiên cứu dự thảo Luật, đại biểu Phạm Hùng Thằng nhận thấy: dự thảo Luật đã thể chế hóa và phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết số 11-NQ/TW về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Chỉ thị số 03-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong tình hình mới…; Tuy nhiên, trong dự thảo Luật, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu xem xét cụ thể hoá hơn, chú trọng đến việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; xử lý nghiêm minh, kịp thời các đối tượng sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, phân phối hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng không bảo đảm an toàn…;

a thang 2.11.png

Đại biểu Phạm Hùng Thắng, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam phát biểu tại Tổ

         Bên cạnh đó, đại biểu Phạm Hùng Thắng, có một số ý kiến tham gia cụ thể như:

         - Đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc việc bỏ đối tượng “tổ chức" trong nội hàm của “người tiêu dùng" quy định tại khoản 1 Điều 3 của Dự thảo. Thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp đối tượng là “tổ chức" mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng. Việc quy định người tiêu dùng bao gồm cả tổ chức sẽ khắc phục được hạn chế của cách quy định người tiêu dùng chỉ bao gồm cá nhân.

         - Tại Điều 16, dự thảo Luật: Đề nghị bổ sung nghĩa vụ của người tiêu dùng: “Chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin mình đưa ra và bồi thường cho cá nhân, tổ chức kinh doanh nếu có thiệt hại từ việc đưa thông tin sai sự thật làm ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tổ chức kinh doanh". Bổ sung quy định này nhằm đảm bảo tính công bằng trong các giao dịch dân sự về mua bán trao đổi hàng hoá giữa các chủ thể.

         - Tại Khoản 2 Điều 20 dự thảo Luật quy địnhTrong quá trình thực hiện trách nhiệm bảo đảm an toàn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải bảo đảm sự phù hợp với các nhóm người tiêu dùng theo độ tuổi, thu nhập, khu vực địa lý, dân tộc, tình trạng sức khỏe, đặc điểm tâm thần, thể chấtbảo đảm bình đẳng giới và đặc thù giới tính trong tiêu dùng"

        Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu làm rõ hơn khái niệm về “sự phù hợp" làm căn cứ xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh. Quy định như trong dự thảo là chung chung, khó trong quá trình thực hiện.

       - Tại Khoản 2 Điều 36 dự thảo quy định về:"…. trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu của người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân có liên quan kháctheo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và lĩnh vực được phân công". Đại biểu đề nghị nghiên cứu, bổ sung thời hạn giải quyết của cơ quan quản lý nhà nước từ khi tiếp nhận vụ việc để đảm bảo quyền của người tiêu dùng được bảo vệ kịp thời, hiệu quả.

        - Tại Điều 18 dự thảo Luật quy định xề xử lý vi phạm pháp luật về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Việc quy định xề xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này là cần thiết, tuy nhiên nội dung trong dự thảo chỉ quy định chung chung, dẫn chiếu đến quy định của pháp luật liên quan; thậm chí có sự trùng lắp giữa khoản 1 và khoản 2. Khoản 1 quy định điều chỉnh hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; khoản 2 quy định điều chỉnh hành vi về lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật; còn các hành vi phạm khác của cá nhân có chức vụ quyền hạn khi vi phạm thì không có quy định. Đối với nội dung này, đại biểu đề nghị quy định cụ thể, nếu không thì Luật giao Chính phủ quy định chi tiết việc xử lý vi phạm pháp luật về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

         - Tại khoản 1, Điều 35 dự thảo Luật quy định miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật gây ra: “Khi chứng minh được khuyết tật của sản phẩm, hàng hóa không thể phát hiện được với trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp cho người tiêu dùng".  Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, xem xét cho thống nhất với quy định trong Bộ Luật dân sự 2015, Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “trường hợp không phải bồi thường khi thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại".

         - Tại Điều 53 dự thảo Luật quy định về Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh. Trong đó quy định có 4 hình thức giải quyết tranh chấp: Thương lượng; Hòa giải; Trọng tài; Tòa án. Thực tiễn cho thấy các tranh chấp khi xảy ra được giải quyết bằng hình hình thức Trọng tài, toà án là rất ít, vì người tiêu dùng phần lớn là các cá nhân, hoàng hoá mua bán không lớn hoặc người tiêu dùng cũng không có điều kiện để khởi kiện ra toà hoặc hình thức trọng tài lại không phổ biến ở địa phương, thủ tục phức tạp, thời gian giải quyết vụ việc dài, chi phí cao.... Như vậy tập trung chủ yếu là thông qua hình thức hoà giải, thương lượng. Tuy nhiên, kết quả thương lượng, hòa giải nhiều khi không được các bên nghiêm túc thực thi do giá trị pháp lý của biên bản thương lượng, hòa giải thành là không cao.  Đại biểu đề nghị nghiên cứu, xem xét bổ sung quy định để việc giải quyết tranh chấp được thuận lợi, thủ tục đơn giản đối với các vụ việc tranh chấp đơn giản…nhất là bổ sung quy định rõ cách thức thực hiện giải quyết tranh chấp đối với đối tượng là người tiêu dùng dễ bị tổn thương; hạn chế khả năng nhận thức, sinh sống khu vực vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn...;

         Trong phiên họp buổi chiều, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Giá (sửa đổi); Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Giá (sửa đổi). Thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi); Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.