Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam thảo luận tại Tổ về về Dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa,tiền tệ hỗ trợ triển khai Chươ...

Tin tức, sự kiện Đoàn ĐBQH tỉnh  
Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam thảo luận tại Tổ về về Dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa,tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

          Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 04/01/2022, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa,tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

          Dự và chủ trì tại điểm cầu Hà Nam có đồng chí Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; các vị đại biểu Quốc hội tỉnh và đại diện các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Cục thuế, Ngân hàng nhà nước chi nhánh Hà Nam; Lãnh đạo Ban Kinh tế- Ngân sách của HĐND tỉnh; Lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND  tỉnh.

 a thang-ky 1 bat thuong.JPG

Đồng chí Phạm Hùng Thắng, Phó trưởng đoàn Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam phát biểu tại phiên thảo luận tổ

         Tại phiên thảo luật tại Tổ, đóng góp ý kiến vào Dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa,tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các vị đại biểu Quốc hội tỉnh đều cho rằng, việc ban hành Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội là hết sức cần thiết,  nhằm thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng cụ thể hóa Kết luận số 20-KL/TW ngày 16/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và để triển khai nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế xã hội năm 2022 và 5 năm 2021-2025. Việc ban hành triển khai thực hiện Nghị quyết về các chính sách hỗ trợ sẽ tạo động lực phục hồi phát triển kinh tế xã hội năm 2022-2023 và cả giai đoạn 2021-2025 nhằm phấn đấu đạt mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng XIII và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025 đã đề ra (tốc độ tăng trưởng 6,5-7%).

        Các vị đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam cơ bản nhất trí quy mô tổng thể chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác. Ngoài ra, đề nghị xem xét một số nội dung như:

        - Đánh giá tác động đầy đủ, nhiều chiều của việc thực hiện các chính sách;

        - Xác định rõ và bổ sung quan điểm: (1) Việc nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế; chỉ sử dụng bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) để chi đầu tư phát triển; (2) Nguồn lực đưa ra phải hấp thụ được ngay trong 02 năm triển khai Chương trình (2022-2023) như báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội;

       - Cân nhắc quy mô, liều lượng của việc miễn, giảm thuế. Nhiều ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu biện pháp cho trừ bổ sung theo tỷ lệ nhất định trên cơ sở chi phí thực tế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp, áp dụng trong ngắn hạn (chi phí tạo tài sản cố định trong 2 năm 2022 - 2023 và chi phí lao động năm 2022); tăng thuế đối với giao dịch chứng khoán, bất động sản, lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng kỹ thuật số hoặc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng...